Ngồi học sai tư thế đang là vẫn đề mà rất nhiều trẻ trong độ tuổi đi học mắc phải, đặc biệt là đối với những cấp học thấp như mẫu giáo hay tiểu học. Việc ngồi học sai trong một khoảng thời gian dài sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ trong tương lai. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu những nguyên nhân và tác hại của việc trẻ ngồi học sai tư thế từ đó bạn hiểu hơn và có những điều chỉnh cho trẻ một cách thích hợp.
Mục lục
Nguyên nhân trẻ ngồi sai tư thế khi học
Các tư thế ngồi sai cơ bản mà các bạn hay gặp ở trẻ như cúi gằm mặt xuống bàn, gần như cằm chạm mặt bàn, mắt nhìn nhìn phía trước, tay viết. Có trẻ thì ngồi vẹo hẳn sang một bên trườn ra bản và viết. Có trẻ lại ngửa người ra rồi rướn tay viết. Hầu hết cách em lại hay tì ngực vào bàn lấy điểm tựa để viết.
Nguyên nhân đầu tiên là do quá trình ngồi học gây mệt mỏi, muốn tìm cách vận động di chuyển cơ thể, di chuyển tầm nhìn, nhưng lâu dần thành thói quen cúi mặt xuống bàn.
Một nguyên nhân quan trọng khác là do độ cao giữa ghế và bàn chưa phù hợp, nếu khoảng cách này ngắn quá, khi ngồi lưng các em sẽ bị còng. Ngược lại khi cao quá thì mắt sẽ sát với vở, gây cận thị.
Nguyên nhân ánh sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tư thế ngồi của các em học sinh. Do muốn ngồi gần với ánh sáng, trẻ sẽ cố gắng xoay người, sách ra hướng đó mà tư thế ngồi phần nào bị lệch đi lúc nào không hay.

Tác hại của việc trẻ ngồi sai tư thế khi học
Việc các bậc phụ huynh hoặc thầy cô giáo để trẻ ngồi sai tư thế khi học trong thời gian dài khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh học đường thường gặp nhất chính là bệnh về cột sống và cận thị. Và ảnh hưởng cũng như tác hại của 2 loại bệnh này như thế nào đối với trẻ?
Bệnh về cột sống
Bệnh về cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong sang bên phải hoặc bên trái theo hình chữ C hay chữ S (thuận hoặc ngược). Cong cột sống là khi cột sống xuất hiện những đoạn cong bất thường theo 2 dạng: Gù (cột sống phần ngực uốn cong quá mức ra phía sau); Ưỡn (cột sống phần thắt lưng uốn cong quá mức ra phía trước).
Bệnh cong vẹo cột sống không phải bệnh nguy hiểm, không gây tác hại nghiêm trọng tức thời, tuy nhiên bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ trong tương lai cụ thể.
- Gây lệch trọng tâm cơ thể, làm trẻ ngồi học không được ngay ngắn, gay cản trở cho việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung dẫn đến ảnh hưởng xấu kết quả học tập.
- Gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi và sự phát triển của khung xương chậu.
- Cơ thể lệch, bước đi không cân đối, bước đi không đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Bệnh cân thị
Cận thị là căn bệnh mà rất nhiều trẻ găp phải và độ tuổi mắc bệnh càng ngày càng giảm, trẻ có nguy cơ bị từ nhỏ lý do quan trọng nhà do trẻ ngồi học sai tư thế và học trông môi trường thiếu ánh sáng. Bệnh cận thị gây ra một vài tác hại đến trẻ như sau:
- Hạn chế sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Hạn chế các hoạt động thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.
- Hạn chế một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Hạn chế một phần kết quả học tập do mắt chóng bị mỏi, do nhìn bảng không rõ, viết và đọc chậm.
Biện pháp phòng tránh việc trẻ ngồi sai tư thế khi học
Có tư thế ngồi học đúng
Hai bàn chân đặt ngay ngắn, chân và đùi tạo thành góc 90°. Thân giữ thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Giữ hai tay ngay ngắn trên mặt bàn.
>>> Các bạn có thể xem thêm: Tư thế ngồi học đúng cha mẹ cần chú ý
Đảm bảo ánh sáng nơi học
Trang bị đầy đủ thiết bị chiếu sáng tự nhân tạo cũng như tạo không gian đón ánh sáng tự nhiên tại khu vực học tập. Đảm bảo ánh sáng giúp trẻ ngồi học tốt hơn, không cúi quá gần gây vẹo cột sống. Tốt nhất là bạn nên tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách đặt bàn học ở gần cửa sổ.
Có hướng dẫn của cha mẹ và thầy cồ
Giáo viên và phụ huynh nên hướng dẫn con trẻ ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế. Không nên ngồi học quá lâu mà nên có thời gian nghỉ giải lao giữa giờ.
Chọn cho trẻ bàn ghế học phù hợp
Bàn ghế học tập cần có kích thước phù hợp với chiều cao của trẻ đối với từng cấp học khi sử dụng. Để dễ dàng hơn cho bạn lựa chọn kích thước bàn ghế phù hợp các bạn có thể lựa chọn theo công thức sau:
- Chiều cao bàn = Chiều cao cơ thể x 0,46
- Chiều cao ghế = Chiều cao cơ thể x 0,27
Một số mẫu bàn ghế học sinh tiêu biểu của Xuân Hòa
Bàn học sinh BHS-14-07CS
Bộ bàn ghế học sinh Xuân Hòa BHS 14-07CS được thiết kế rời, có thể điều chỉnh độ cao ngồi học theo chiều cao của học sinh, phù hợp với các em học sinh cấp 1, cấp 2.
Bộ bàn học sinh ghế rời. Khung bàn sử dụng ống thép sơn bột tĩnh điện. Mặt bàn và ghế làm bằng gỗ cao su tự nhiên.
Bàn có thể nâng hạ độ cao phù hợp với người sử dụng và được phủ 1 lớp sơn bóng trên bề mặt để bảo vệ bề mặt và giữ nguyên màu sắc của gỗ.
Bàn học sinh BHS-14-07CS
Bàn học sinh BHS-13-06
Mặt bàn được làm từ gỗ MFC có in hình nhân vật hoạt hình. Khung bàn được làm từ thép tiêu chuẩn Nhật Bản, sơn tĩnh điện. Bàn có nút tăng chỉnh chiều cao.
Bàn học sinh BHS-13-06
Bàn học sinh BHS-13-07
Bàn được làm từ gỗ MFC, và thép sơn tĩnh điện, giúp sản phẩm không bị bong tróc sơn trong quá trình sử dụng.
Bàn có cơ cấu điều chỉnh chiều cao linh hoạt và giá sách tiện dụng.
Bàn học sinh BHS-13-07
Bàn học sinh BHS-14-07
Bàn học sinh BHS-14-07 được làm từ gỗ MFC và thép sơn tĩnh điện, cơ cấu nâng hạ tăng chỉnh chiều cao linh hoạt.
Bàn có in nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh, tạo sự thu hút và hứng khởi với các bé mẫu giáo và tiểu học.
Khung bàn bằng ống thép sơn bột tĩnh điện.
Bàn học sinh BHS-14-07
Bàn học sinh BHS-14-06
Bàn ghế học sinh BHS-14-06 có thiết kế hiện đại theo mẫu bàn học sinh Hàn Quốc.
Bàn có kết cấu chắc chắn được làm từ thép sơn tĩnh điện và gỗ MFC.
Bàn và ghế đều có nút tăng chỉnh chiều cao theo các nấc.
Bàn học sinh BHS-14-06
Đến với Xuân Hòa khách hàng yên tầm về uy tín cam kết, chất lượng sản phẩm, năng lực thiết kế và các chính sách bảo hành, chăm sóc tận tình. Mọi thông tin, Qúy khách vui lòng liên hệ đến số Hotline 1800.6692 để được tư vấn!
Các bạn có thể tham khảo:
Ý kiến của bạn